Phình mạch máu não – cần tháo ngòi trước khi bom nổ

Bạn có tin rằng đột quỵ vẫn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi và nguyên nhân sâu xa là do biến chứng phình mạch máu não (nghĩa là có một đoạn mạch phình to bất thường khu trú trong mạch máu não). Điều đáng nói ở đây là hầu hết người bệnh không thể nhận ra sự hiện diện của nó cho đến khi tai biến mạch máu não xuất hiện.

1. Chứng phình mạch máu não là gì?

Chứng phình mạch máu não hay còn gọi là phình mạch máu nội sọ là đoạn phình mạch máu bất thường trong não. Chứng phình mạch máu não có thể xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng thường xảy ra trong độ tuổi từ 35 đến 60.

Chứng phình mạch máu não thường được phát hiện khi mạch máu đã bị vỡ, gây chảy máu não, hoặc chảy máu gần não.  Khi mạch máu não bị vỡ sẽ gây ra não bị hủy hoại hoặc tử vong. Do vậy, bệnh nhân khi bị chứng phình mạch máu não cần phải tiến hành phẫu thuật, nhằm ngăn chặn khả năng vỡ mạch máu não.

2. Triệu chứng của phình mạch máu não:

Những người bị chứng phình mạch máu não hầu hết đều không gặp bất kỳ triệu chứng nào trước khi bệnh bắt đầu khởi phát. Thường thì sự vỡ mạch xảy ra đột ngột. Rất nhiều bệnh nhân bị đau đầu từ nhiều tuần đến vài tháng trước khi đoạn mạch máu bị phình vỡ ra. Tại thời điểm mạch bị vỡ, những triệu chứng sau đây có thể xảy ra:

–       Bị nhức đầu đột ngột và dữ dội, bệnh nhân thường mô tả nó như là cơn đau đầu “tồi tệ nhất” trong cuộc đời;

–       Người bệnh bị nôn ói và cổ bị tê cứng;

–       Người bệnh bất tỉnh;

–       Thị lực và khả năng nói bị ảnh hưởng;

–       Ở một bộ phận nào đó của cơ thể có dấu hiệu tê và yếu;

–       Người bệnh rất nhạy cảm với ánh sáng.

3. Điều trị chứng phình mạch máu não:

Chẩn đoán hình ảnh như cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp Angiogram (chụp mạch máu não) sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa phát hiện các đoạn phình mạch máu quan trọng điển hình trong não. Câu hỏi thường gặp ở các bệnh nhân bị chứng phình mạch máu não là khi họ bị phình mạch máu não ở kích thước nào thì cần phải điều trị khẩn cấp?

Bác sỹ Neo Wee Thong – chuyên gia phẫu thuật can thiệp vi mạch bệnh viện Raffles Singapore tư vấn: “Không giống như các loại bệnh lý khác, phình mạch máu não tùy thuộc vào vị trí đoạn mạch và các rủi ro của đoạn mạch phình gây ra cho từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án theo dõi và điều trị thích hợp. Có những đoạn phình mạch máu chỉ vài milimet nhưng có thể vỡ hoặc nguy cơ dẫn đến đột quỵ cao. Thông thường thì đoạn phình phát triển đến 1cm tại thời điểm phát hiện bệnh thì bệnh nhân cần được điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, biện pháp tối ưu vẫn là phát hiện sớm và tháo gỡ quả bom hẹn giờ trong đầu trước khi nó phát nổ.”

Điều trị phình mạch máu não đã trở nên dễ dàng hơn nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật y khoa, bệnh nhân không cần trải qua ca đại phẫu thuật mở hộp sọ mà có thể điều trị theo phương pháp xâm lấn tối thiểu. Chỉ cần một vết cắt nhỏ vài milimet ở bẹn, bác sĩ phẫu thuật vi mạch hoàn toàn có thể tiến đến vị trí mạch máu bất thường thông qua catheter (ống thông) và tiến hành loại bỏ đoạn phình mạch máu dị dạng thông qua tĩnh mạch chủ bẹn. Với phương pháp tiến bộ này, bệnh nhân có thể xuất viện sau 1-2 ngày nằm viện và phục hồi hậu phẫu cao hơn. 

Bác sỹ Neo cũng chia sẻ thêm: Không chỉ có chứng phình mạch máu não gây cho bệnh nhân bị xuất huyết não và đột quỵ khi mạch bị vỡ mà chứng dị dạng mạch máu não cũng là nguyên nhân phổ biến”.

4. Hiểu thêm về dị dạng mạch máu não.                    

Dị dạng mạch máu là sự kết nối rối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể. Mạch máu não tại khu vực não bộ thường được chia thành nhiều nhánh nhỏ. Đến một điểm nhất định, các mạch máu sẽ phân nhánh thành nhiều mạch nhỏ gọi là mao mạch. Mao mạch có đường kính bằng một tế bào máu, khoảng một phần năm kích thước sợi tóc con người. Bình thường con người có rất nhiều mao mạch, dòng chảy và áp suất bên trong mao mạch rất thấp.

dị dạng mạch máu não

Hình 1: Kết nối bình thường giữa động mạch và tĩnh mạch thông qua nhóm mao mạch

Dị dạng mạch máu là sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Máu lưu thông qua dị dạng mạch máu với áp suất cao và nhanh. Dị dạng mạch máu gây ra rất nhiều vấn đề mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh (co giật).

mao mạch

Hình 2: Kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch không thông qua mao mạch

Chụp mạch máu não (Angiogram) thường được bác sĩ chỉ định khi có nghi ngờ dị dạng mạch máu trong cơ thể. Chụp Angiogram giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về vị trí, kích thước, hình dạng của đoạn mạch dị dạng đồng thời lên được biểu đồ huyết mạch nơi dị dạng mạch máu phát sinh. Bác sĩ Neo cho biết: “Điều trị dị dạng mạch máu bên trong động tĩnh mạch có 3 phương pháp: phẫu thuật mở truyền thống, xạ phẫu, và phẫu thuật thắt mạch theo phương pháp xâm lấn tối thiểu. Phẫu thuật thắt mạch được sử dụng rộng rãi trong điều trị dị dạng mạch máu hơn vì bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày hoặc một ngày sau phẫu thuật và bác sĩ hoàn toàn có thể khóa mạch máu dị dạng bằng nhiều vật liệu khác nhau, ngăn chặn máu lưu thông qua mạch dị dạng, giảm tối thiểu khả năng mất máu và độ an toàn cao hơn.” 

5. Bệnh nhân đã được điều trị chứng phình mạch máu não thành công tại bệnh viện Raffles Singapore?

Bị cơn đau đầu hành hạ suốt mấy tháng trời mà không tìm ra nguyên nhân, Chị QA quyết định tìm đến Bệnh viện Raffles Singapore và gặp Bác sĩ Neo, chuyên gia phẫu thuật mạch dưới sự can thiệp chẩn đoán hình ảnh. 

Chị QA được nhập viện để chụp mạch máu não (Angiogram). Kết quả chụp mạch máu não cho thấy một đoạn 5mm phồng lên hình con thoi, vị trí gần nội sọ, và 2 đoạn mạch máu bị phình; 1 đoạn nằm trên tuyến yên; 1 đoạn gần hốc mắt.

Dựa vào ví trí của đoạn mạch máu bị phình cũng như hình ảnh, Bác sĩ Neo khuyên bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật nhằm xử lý đoạn mạch máu bị phình qua phương pháp đặt stent nhằm giảm lượng máu vào phần có mạch máu bị phình.      

Ca phẫu thuật đặt stent ngăn chặn đoạn phình mạch máu não được tiến hành trong vài tiếng. Sau ca phẫu thuật chị QA được lưu lại phòng theo dõi tăng cường 1 đêm để bác sĩ theo dõi. Ngày hôm sau chị được chuyển xuống phòng bệnh và được xuất viện ngay ngày hôm sau. 

Chị QA vui vẻ tâm sự: “Tôi thật may mắn đã tìm đến Bệnh viện Raffles và gặp Bác sĩ Neo kịp thời để không bị lâm vào tình trạng vỡ mạch máu gây đột quỵ hay tử vong. Gia đình tôi chân thành cảm ơn bác sĩ Neo và Bệnh viện Raffles đã cứu chữa cho tôi khỏi căn bệnh hiểm nghèo này.

Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:       167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087

Di động:      +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)

Email:          hcm@rafflesmedical.com

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:         51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)

Điện thoại:   +84-24 3676 2222

Di động:       +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)

Email:            hanoi@rafflesmedical.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *