Bệnh Thoái hoá Đĩa đệm Cột sống có thực sự nghiêm trọng?

Tìm hiểu về đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm có tác dụng giảm xóc giữa các đốt sống hoặc xương cột sống, giúp cho cột sống co giãn linh hoạt khi cúi hoặc vặn lưng. Theo tuổi tác, đĩa đệm bị hao mòn, dễ bị tổn thương hoặc thậm chí mất tác dụng.

Hầu hết chúng ta đều bị thoái hóa đĩa đệm, tuy nhiên không phải ai cũng bị đau. Nếu nguyên nhân đau cột sống là do đĩa đệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm.

Nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm?

Đĩa đệm có cấu trúc lõi nhân mềm và thành ngoài cứng. Các thay đổi về cấu trúc sau có thể gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm:

– Mất nước: Tuổi tác là yếu tố làm cho đĩa đệm mất nước, giảm khả năng chống xóc làm đau cột sống.

– Rạn thành đĩa đệm: Áp lực vận động hàng ngày có thể gây nên những tổn thương nhỏ, dần dần hình thành các vết rạn ở thành đĩa đệm là nơi có nhiều dây thần kinh, làm người bệnh thấy đau. Nếu thành đĩa đệm bị vỡ, lõi nhân mềm phía trong bị đẩy ra ngoài, làm phồng hoặc trượt đĩa đệm. Hiện tượng này được gọi là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị có thể chèn ép các dây thần kinh xung quanh gây đau.

Triệu chứng thoái hóa đĩa đệm?

Bệnh nhân có thể bị đau nhói hoặc đau liên tục ở cổ và lưng. Triệu chứng chính xác ở mỗi bệnh nhân khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ suy yếu của đĩa đệm bị thoái hóa.

Các kiểu đau thường gặp gồm:

  • Đau vùng thắt lưng, hông & đùi.
  • Lúc đau lúc không. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng và có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tháng.
  • Đau nhiều hơn khi ngồi, đỡ đau khi đi lại hoặc vận động.
  • Khó làm các động tác cúi, nâng vác đồ hoặc vặn lưng.
  • Thấy dễ chịu hơn khi thay đổi tư thế hoặc nằm xuống.

Ở một số bệnh nhân, thoái hóa đĩa đệm có thể làm tê mỏi tay chân và làm suy yếu cơ chân; nguyên nhân do đĩa đệm bị thoái hóa chèn ép dây thần kinh ngang mức.

Chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm

Bác sỹ sẽ khám lâm sàng và chỉ định chụp X-Quang hoặc chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) cột sống để có chẩn đoán chính xác.

Điều trị thoái hóa đĩa đệm

Theo bác sỹ David Wong Him Choon (Chuyên gia Chỉnh hình Bệnh viện Raffles Singapore) chia sẻ: Nếu như người bệnh bị thoái hóa đĩa đệm nặng và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng sống hàng ngày thì bệnh nhân nên quyết định điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Mục tiêu điều trị thoái hóa đĩa đệm là giảm đau và ngăn chặn bệnh diễn biến xấu đi, tránh gây nên những tổn thương nguy trọng. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, bác sỹ có thể chỉ định các phương án điều trị dưới đây:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc giãn cơ.
  • Vật lý trị liệu, tập các động tác tăng cường sức mạnh nhóm cơ ở lưng và cổ để hỗ trợ cho cột sống.
  • Tiêm steroid phong bế thần kinh.
  • Phẫu thuật. Nếu các liệu pháp trên không có tác dụng, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật. Kỹ thuật thường được chỉ định là cắt gọt đĩa đệm (discectomy), phần đĩa đệm bị tổn thương được cắt bỏ để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Các trường hợp nặng hơn cần được thay đốt sống nhân tạo hoặc cố định đốt sống (fusion).

Nguồn: WebMD Health Corp

Bệnh thoái hoá địa đệm cột sống

Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:       167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087

Di động:      +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)

Email:          hcm@rafflesmedical.com

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:         51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)

Điện thoại:   +84-24 3676 2222

Di động:       +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)

Email:            hanoi@rafflesmedical.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *